Ngày đó mình là cô sinh viên năm 2 trẻ và nhỏ nhắt nhất trong công ty.
Nhưng nhờ những thói quen bên dưới mà mình luôn là đứa luôn được đề cử đi tư vấn hay nhận những khách hàng khó, vậy nên mình có cơ hội cũng như tiếp xúc và làm việc với cơ quan thuế nhà nước khá là sớm.
Đối với một sinh viên kế toán như mình mà được có cơ hội làm việc với cơ quan thuế, nhà nước khi còn sớm như mình là điều rất may mắn.
Khi làm việc với cơ quan thuế, nhà nước mình được học hỏi rất rất nhiều từ chuyên môn nghiệp vụ, đến thực tế.
5 thói quen này, sẽ giúp bạn có được những cơ hội tốt.
Riêng bản thân mình, đó là thói quen giúp mình có cơ hội làm việc với cơ quan thuế ngay từ sinh viên, ngoài ra nó còn giúp mình rất nhiều trên hành trình phát triển sự nghiệp và đời sống.
À lưu ý nhỏ: Đây là 5 thói quen của mình khi làm ở công ty dịch vụ kế toán, nhờ luôn có những thói quen này mà ngay từ sinh viên mình đã được sếp tin tưởng và giao cho những nhiệm vụ là đi làm việc với cơ quan thuế như là: nộp hồ sơ, giải trình, kiểm tra khi có yêu cầu…
1. Không biết thì hỏi
Mình còn nhớ, lúc đầu vào làm công ty cái gì cũng bỡ ngỡ, cái gì cũng lạ lẫm, từ việc viết hóa đơn như thế nào, in hồ sơ sổ sách làm sao.. Đúng là khi đi học mình không được học kỹ và trải nghiệm như vậy.
Làm hồ sơ sổ sách về thuế, được dạy từ lên bảng kê.. Đến nhập dữ liệu vào phần mềm misa..
Sếp mình có một cách đào tạo rất hay, mỗi lần đưa ra một vấn đề, trường hợp gì đó, thì bản thân người đó sẽ tự giải quyết, tìm hiểu, sau đó đưa ra phương án và sau đó sếp sẽ là người phân tích từ đó mình được hiểu sâu sắc và bản chất của vấn đề.
Nhờ thói quen này mà mình hiểu và biết được rất nhiều vấn đề để khi làm việc với cơ quan thuế sẽ không bị cơ quan thuế bắt bẻ.
Không ngại dốt
Nhiều người có xu hướng thường ngại hỏi, vì sợ người khác biết mình dốt.
Nhưng các bạn ơi, đừng lo, không ai là thánh đâu mà cái gì cũng biết, sẽ có cái bạn biết mà người khác không biết và ngược lại.
Vậy nên cứ hỏi nếu bạn đã tìm hiểu kỹ rồi mà không ra, thà dốt chứ để làm sai là sai cả một chặng đường luôn, phải làm lại toàn bộ mất rất nhiều thời gian và chưa kể là nhiều lúc sai còn khó giải quyết được vấn đề.

2. Thói quen không ngại sai
Sếp mình từng nói, sai không đáng sợ… quan trọng là sau cái sai đó, có rút ra được bài học và làm nó tốt hơn được không.
Phải làm phải sai mới nhớ được
Còn cứ sợ, và không dám làm, không dám sai… thì k có nhiều kinh nghiệm.
Nhiều lúc kỹ tính quá, cẩn thận quá cũng chưa chắc là tốt.
Đặc biệt là làm bên dịch vụ, tư vấn.. Khi doanh nghiệp, khách hàng gặp lỗi sai, mà mình chưa từng sai lỗi đó, thì làm sao có kinh nghiệm để tư vấn lại cho khách hàng được. Cũng giống như chưa từng sai khi làm việc với cơ quan thuế hỏi thì chẳng biết trả lời như thế nào.
Mình là đứa trùm sai nhé, đặc biệt máy tính hay có lỗi hay vấn đề gì mình đều tự sửa, nhiều lúc sửa xong, nó gặp vấn đề phải nhờ sếp lại sửa.. Thấy ngại lắm, mà thôi không sao, lần sau không dám lặp lại lỗi đó nữa, nhớ rất lâu và không bao giờ gặp lại.
Không nên hoàn hảo, cẩn thận quá
Cũng vì thế mà các chị trong công ty mỗi lần máy gặp vấn đề gì đều kêu mình, hay bảng tính excel nó gặp vấn đề không ra, thì mình đều chữa được hết, bởi mình trải qua hết rồi.
Nói ở đây, không phải để khuyến khích các bạn sai như mình. Sai có nhiều vấn đề nhỏ chữa được, chứ vấn đề lớn cũng khó lắm.
Để đồng cảm với các bạn vì nhiều lúc các bạn có sai, hãy bình tĩnh và nói với đồng nghiệp giải quyết, nếu không được rồi nói sếp, sẽ có cách giải quyết cả thôi.
Cũng nhờ thói quen này mà mình dám lập nên blog này để chia sẻ nhiều giá trị đến với cộng đồng.
3. Luôn dành làm những việc không ai muốn làm

Không phải mà tự nhiên mình hay được đề cử đi tư vấn hay được đi giải trình làm việc với cơ quan thuế nhiều đâu, nhiều lúc cũng là tự nguyện đi đấy, bởi vì mình biết mình cứ sợ, lãng tránh nó thì nó mãi là nỗi sợ của mình. Và càng đi thì mình lại càng thích được đi nữa, và rồi cứ như thế mình tự tin dần lên.
Và rồi cứ khách hàng bình thường, rồi đi đến ngân hàng, điện lực, hành chính, cơ quan nhà nước rồi vào thuế.
Từ nộp hồ sơ, hỏi vấn đề này đề kia cơ bản ở nộp cửa.. Đến khi được đi giải trình làm việc với cơ quan thuế.
Từ đi đi giải trình với cơ quan thuế cùng sếp sau đó dần dần được tự đi làm việc giải trình với cơ quan thuế một mình.
Từ đi làm việc hồ sơ thuế đơn giản đến hồ sơ phức tạp hơn.
Đấy cứ thế mà mình lại được học hỏi nhiều.
Mình đi tư vấn từ khách hàng đơn giản đến khách hàng khó tính hơn.
Từ hồ sơ đơn giản như tư vấn thành lập công ty tnhh một thành viên đến công ty cổ phần.
Rồi dần dần sếp mình cũng cho mình tự giải quyết hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải, lúc đó luật mới ra, bắt cấp lại phù hiệu, bằng lái,…
Cứ thế đến giờ mình luôn không ngừng biết ơn bản thân đã cố gắng, nhưng lại càng cảm ơn người thầy, người sếp đã luôn cho mình cơ hội để mình được trải nghiệm được sai, được trưởng thành.
4. Ghi chép - Hiểu bản chất vấn đề - Đặt câu hỏi “Tại sao”
Khi đọc hay học được điều gì đó, vấn đề này giải quyết như thế nào, quy trình làm ra sao,.. thì mình đều ghi chép lại cẩn thận.
Thời gian rảnh, hoặc sau giờ hành chính mình xem lại, ngẫm điều được học và đặt ra câu hỏi “Tại sao nó được giải quyết như thế này mà không phải thế khác”, “có cách giải quyết nào khác không”.
Thói quen đặt câu hỏi “Tại sao”
Từ đó mới đem đến sự hiểu sâu và khó quên.
Mình còn dành thời gian ra để soạn ra những quy trình làm các loại hình công ty để gửi sếp xem feedback nữa.
Điều đó làm sếp cảm thấy bạn là người ham học hỏi, và sếp sẽ yêu quý bạn hơn.
Đồng nghĩa với việc kinh nghiệm bạn học được nhiều hơn, câu hỏi bạn đặt ra cho sếp cũng sâu sắc hơn, tức là bạn đang hiểu bản chất rồi đó.
Khi đó dù có gặp những vấn đề khó khách hàng có hỏi, hay làm việc với cơ quan thuế cũng biết cách trình bày.
5. Thói quen đầu tư vào bản thân
Dành thời gian học chuyên môn và những kỹ năng giúp bản thân phát triển tốt hơn
Để bản thân mình có thể có đủ sự tự tin tư vấn cho người khác, đòi hỏi mình là người nắm rõ các quy định, chuyên môn của mình.
Vì vậy thay vì dành thời gian lướt mạng xã hội vô bổ, đi cafe tụ tập bạn bè… thì thời gian mình dành cho công việc là nhiều.
Học những kỹ năng có thể giúp cho bản thân được tốt lên.
Ví dụ như trong ngành của mình: mình làm về thuế và muốn làm việc với cơ quan thuế, đầu tiên mình phải có chuyên môn kế toán, thuế, các trường hợp lỗi gặp phải….
Mình tư vấn được đòi hỏi mình phải có kỹ năng giao tiếp, nói chuyện, xử lý tình huống khéo léo.
Để người khác biết đến mình, mình phải học các kỹ năng marketing xây dựng thương hiệu, viết content…
Muốn có cơ hội lương cao, làm việc môi trường đa quốc gia thì phải biết ít nhất là ngôn ngữ tiếng Anh.
À, nếu nhiều bạn quan tâm về chủ đề cơ hội kế toán làm việc ở nước ngoài, thì mình sẽ dành thời gian chia sẻ ở một chủ đề sau.
6. Kết
Qua bài này, hy vọng mình sẽ đem lại động lực hay kinh nghiệm gì đó, giúp bạn có được cho mình niềm vui và sự thích thú hơn trong ngành kế toán, có cơ hội bản thân phát triển được tốt hơn.
Cũng như mình có những cơ hội được trải nghiệm làm việc với cơ quan thuế ngay từ sinh viên.
Leave a Reply