Ở phần 1 bài trước mình đã chia sẻ “Lý do sinh viên được quản lý thuế cho 7 công ty“
Ở phần 2 này mình chia sẻ cách sinh viên kế toán quản lý thuế cho 7 công ty như nào.

Phần 2. Cách sinh viên kế toán quản lý thuế cho 7 công ty
Những bài của mình, đưa ra chỉ dựa vào kiến thức mình học được tích lũy được.
Mỗi người sẽ có cách quản lý công việc khác nhau, đây là mình chỉ đưa ra gợi ý, cho các bạn tham khảo vận dụng được gì thì được, không được thì thôi đọc cho biết cũng được nhé.
TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH NHẬN LÀM BÁO CÁO CHO CÔNG TY ĐÓ
Chúng ta nên rõ ràng mọi thứ trước khi nhận hồ sơ, bởi khi đưa qua cho mình đảm nhận tức là trách nhiệm hồ sơ đó như thế nào là mình chịu trách nhiệm.
1. Kiểm tra thông tin công ty trước khi nhận
Nói chung khi nhận 1 công ty mới đòi hỏi, kiểm tra kỹ trước khi nhận làm báo cáo.
Ví dụ một số thông tin:
- Xem lĩnh vực hoạt động công ty đó đã có đủ giấy phép hoạt động chưa, có thiếu gì không?
- Có đang hoạt động bình thường không?
- Có nợ thuế gì không, báo cáo gì không?
- Có những hóa đơn báo cáo quý trước như thế nào rồi..?
- Có thuế thu nhập cá nhân tạm tính này kia không?
- Có sử dụng hóa đơn không?
- Tính thuế theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp? Thông tư 200 hay 133?
2. Thỏa thuận hợp đồng giữa 2 bên khi làm việc
Mình là người rất sợ đổ lỗi và đùn đẩy trách nhiệm nên trước khi nhận công ty, mình phải hỏi rõ yêu cầu công việc mình có thể nhận, nên phải ký hợp đồng phân rõ công việc, tránh đùn đẩy nhau.. vì mình làm thuế hiệu quả nên tập trung làm thuế là nhiều…
Tránh trường hợp nhiều công ty cái gì cũng đưa mình giải quyết giùm, nào là xuất hóa đơn giùm, đi lấy chứng từ ngân hàng giùm …(trừ trường hợp công ty quá bé, ít phát sinh mình có thể cân nhắc)
Vì làm thuế, nên những việc lặt vặt giao cho nội bộ làm, vì tính mình cũng k thích công việc lặp lại nhiều nên nhưng việc này mình k làm nhiều, tính cũng k cẩn thận lắm trong việc ghi ghi chép chép nhiều…mình chủ yếu làm thuế là nhiều, thiên về suy nghĩ hơn, giao tiếp nhiều hơn…
- Phân rõ là định kỳ bàn giao hóa đơn, chứng từ ngân hàng,…thì bên nào đảm nhiệm
- Tạo nhóm công việc giữa bên mình là dịch vụ thuế và bên công ty kia nội bộ để dễ dàng thỏa thuận.
SAU KHI QUYẾT ĐỊNH NHẬN LÀM BÁO CÁO CHO CÔNG TY ĐÓ
Một sinh viên kế toán quản lý thuế cho 7 công ty không hẳn là một công việc dễ dàng. Mình đã làm và học từng ngày để liên tục nâng cấp bản thân để có thể tốt hơn, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
1. Phân loại công ty
Việc phân loại công ty để dễ dàng theo dõi và quản lý được tốt hơn, không mất nhiều thời gian xem lại thời hạn báo cáo riêng từng công ty.
Việc phân loại công ty mình sẽ chia như dưới đây:
- Công ty ít phát sinh _Công ty phát sinh nhiều
- Công ty báo cáo theo tháng _Công ty báo cáo theo quý
- Công ty có nợ thuế gì không, công ty còn thiếu hồ sơ giấy tờ gì nữa bổ sung cho đủ.. Vd chưa góp đủ vốn, chưa làm tờ khai thuế môn bài,…
- Công ty lĩnh vực thương mại – sản xuất hay xuất khẩu ….
1.1. Tạo danh sách các công ty cần quản lý
Điều này giúp 1 đứa sinh viên quản lý báo cáo thuế như mình có một cái nhìn tổng quan về số lượng công ty và thời hạn báo cáo thuế của mỗi công ty.
1.2. Soạn ra quy trình làm việc cho mỗi lĩnh vực
– Để làm tránh sai sót, kế toán phải hiểu bản chất lĩnh vực công ty đang hoạt động. Sau đó soạn ra quy trình làm việc dễ tránh bỏ sót các chi tiết, và làm việc quản lý cũng dễ hơn.
– Việc hiểu bản chất sẽ hạn chế sai sót còn tư vấn cho doanh nghiệp được tốt hơn ví dụ như những hóa đơn như nào chi phí hợp lý, nào là không…
->Đây cũng là tips khá quan trọng trong cách quản lý 7 công ty khi còn sinh viên của mình, giúp mình hạn chế sai sót -> tiết kiệm thời gian.
1.3. Tạo một kế hoạch chi tiết cho mỗi công ty
Điều này giúp người quản lý thuế xác định các thông tin cần thiết để tạo báo cáo thuế và thời hạn tối ưu để hoàn thành báo cáo.
2. Quản lý và sắp xếp công việc
2.1. Lên todolist và phân việc ưu tiên hàng ngày
– Lên danh sách todolist các công việc cần hoàn thành trong 1 ngày và có deadline hoàn thành cho nó. Điều này sẽ giúp người quản lý thuế tiết kiệm thời gian khi làm xong việc và không biết công việc tiếp theo hoàn thành là gì.
– Cái nào quan trọng hay cần xử lý trước thì làm trước.
2.2. Theo dõi tiến trình cho từng công ty
– Theo dõi và đánh dấu tiến trình hoàn thành công việc đề ra ở todolist có thể lưu trên Drive: Hoàn thành, bổ sung hay thiếu cái nào, lưu ý điều gì,..
2.3. Ghi chú lại
– Khi có những ý tưởng, có những luật thuế mới, có cách làm hay, thủ thuật xử lý, cách giải quyết nhanh … bất cứ ý tưởng nảy sinh trong đầu thì nhanh – liền ghi chú lại.
– Hay có cuộc họp gấp, khách hàng hồ sơ cần giải quyết liền…
Bạn sẽ không thể nhớ hết được tất cả mọi thứ đâu.
2.4. Sử dụng phần mềm kế toán
– Sử dụng phần mềm kế toán giúp bạn tiết kiệm rất rất nhiều thời gian mà còn năng suất nữa, độ chính xác cũng cao hơn.
– Các phần mềm quản lý tài chính và kế toán (ERP), phần mềm quản lý hóa đơn điện tử, phần mềm quản lý các chứng từ, phần mềm thông báo lịch trình để nhắc nhở, thông báo…
hoặc mới nhất là các công nghệ AI ra đời, giúp ta tiết kiệm cũng khá nhiều thời gian trong việc viết mail, hợp đồng, văn bản, hàm excel…
-> Đây là tips quan trọng nha, vì không có công nghệ, phần mềm, tool thì thực sự làm gì có chuyện 1 đứa sinh viên kế toán quản lý thuế cho 7 công ty, nó quá là nhiều việc để làm, không thể kiêm nổi nếu thiếu đi phần mềm, công cụ…
2.5. Giữ liên lạc với công ty
– Để đảm bảo rằng họ cung cấp đầy đủ chứng từ, hóa đơn và các hồ sơ khác hay thông tin thay đổi quan trọng nào đó kịp thời.
Nếu có sai sót cũng kịp thời sửa chữa, bổ sung.
– Ngoài ra, trước khi nộp báo cáo thuế, nên gửi cho khách hàng để họ có thể kiểm tra và xác nhận.
2.6. Lưu trữ dữ liệu
– Tất cả các dữ liệu ngoài được lưu trữ trong máy tính thì để đảm bảo an toàn nên upload lên những nơi lưu trữ dữ liệu online để dễ dàng truy cập khi k làm việc tại máy tính công ty, khi máy tính đó gặp vấn đề, khi công ty cúp điện hay là 1 biến cố nào đó xảy ra.
– Hay đơn giản khi sếp hay khách hàng đó muốn xem cũng dễ dàng chia sẻ file.
Mình đã từng bị mất dữ liệu và không thể lấy lại được, nên là người làm kế toán quản lý thuế, quản lý dữ liệu công ty người khác thì phải rất rất cẩn thận.
3. Bonus
Ngoài những yếu tố trên, giúp 1 sinh viên kế toán quản lý thuế cho 7 công ty, thì bổ sung thêm 2 yếu tố quan trọng dưới đây nữa, để bạn luôn duy trì sự phát triển làm tốt nhất.
Hợp tác với các bên liên quan, chẳng hạn như các nhân viên kế toán và các chuyên gia thuế, giúp bạn có thêm thông tin và tư vấn cho việc tạo báo cáo thuế của nhiều công ty. Điều này cũng giúp bạn cập nhật và tuân thủ các quy định thuế mới nhất.
3.1. Luôn chủ động
Luôn chủ động học hỏi thêm kiến thức vì luật thuế thay đổi liên tục để tránh tình trạng gặp rủi ro hay bất lợi cho công ty thì bản thân người làm kế toán thuế phải luôn cập nhật quy định và thay mới.
3.2. Hợp tác với các bên liên quan
Chẳng hạn như các nhân viên kế toán và các chuyên gia thuế khác, các nhân viên thuế giúp bạn có thêm thông tin và tư vấn cho việc tạo báo cáo thuế của nhiều công ty. Điều này cũng giúp bạn cập nhật và tuân thủ các quy định thuế mới nhất.
Tổng kết
Đó là tất cả những cách 1 sinh viên kế toán quản lý thuế cho 7 công ty mà mình đã áp dụng.
Cách quản lý trên không chỉ áp dụng khi đến mùa báo cáo, hay là mùa trọng điểm nào đó thôi, mà nó được mình áp dụng xuyên suốt quá trình làm việc. Vì vậy, nó khiến mình quản lý công việc dễ dàng, không bị dồn quá nhiều việc cùng lúc…
Hi vọng bài viết và những kinh nghiệm của mình hữu ích với mọi người. Bạn và mình, đều có cho bản thân những cơ hội trải nghiệm tuyệt vời.
Đọc thêm: Quy trình kiếm tiền bền vững cho kế toán
5 cách kiếm nhiều việc làm tại nhà
Nếu muốn theo dõi mình để học thêm về Kế toán và nâng cao thu nhập thì
Leave a Reply