Nhiều người lao động đi làm nhiều năm mà không hề hay biết mã số thuế cá nhân là gì? Một số người khác lại bảo, tại sao phải đăng ký mst cá nhân? tôi không biết đăng ký mã số thuế cá nhân để làm gì? Nếu không đăng ký mã số thuế cá nhân thì có sao không?..và vô số những câu nói như vậy.
1. Mã số thuế cá nhân là gì?
Mã số thuế là một mã số là một mã số duy nhất, được cấp cho mỗi cá nhân giúp ta có thể kê khai các khoản thu nhập của mình để nộp thuế thu nhập cá nhân, song đó nhà nước cũng dễ dàng quản lý thuế cá nhân của ta.

Kiểm tra xem bạn đã có MST cá nhân chưa nhé tại đây, hoặc click vào link dưới để có hướng dẫn.
2. Tại sao phải đăng ký mst cá nhân
Mình sẽ nói một vài lợi ích cũng như những lý do tại sao bạn cần phải đăng ký mã số thuế cá nhân cho bản thân nhé.
2.1. Được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân
Ta phải đăng ký mã số thuế cá nhân tại thời điểm kê khai quyết toán thuế bởi vì theo điểm c khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
“Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.”
Mà mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14.
“Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.”
Đọc thêm: Đối tượng người phụ thuộc là ai?
Tức là, nếu bạn có mã số thuế thì khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được giảm 4,4 triệu đồng/người/tháng.
2.2. Được làm bản cam kết tạm thời không khấu trừ thuế
Theo quy định tại điểm i khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, nếu bạn có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho bạn.
Nhưng, trường hợp bạn chỉ có duy nhất 1 thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế (nếu làm 2 nơi trở lên sẽ không được) và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của bạn sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế, thì bạn có thể làm bản cam kết 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Nhưng để làm được bản cam kết thì tại thời điểm làm bản cam kết bạn phải có mã số thuế nhé.

2.3. Được uỷ quyền quyết toán thuế Thu nhập cá nhân
Cá nhân có thể uỷ quyền cho doanh nghiệp trả thu nhập quyết toán thuế thay theo quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Nhưng để uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân đòi hỏi cá nhân phải có mã số thuế cá nhân.
Đừng lo, nếu bạn muốn quyết toán thuế thì mình sẽ đăng ký mã số thuế giùm bạn luôn nhé.
2.4. Được hoàn thuế Thu nhập cá nhân
Theo quy định tại khoản 1, điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định việc hoàn thuế sẽ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Hoàn thuế sẽ áp dụng khi số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp trong năm nhiều hơn số thuế TNCN phải nộp hay là đã nộp thuế TNCN nhưng thu nhập chịu thuế dưới mức phải nộp thuế.
Tức là, do trong năm thường sẽ phải tạm nộp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 10% (như mục 2.2 ở trên mình đề cập), nên là cuối năm quyết toán lại sẽ có biết chính xác số thuế bạn phải nộp nếu bạn nộp dư thì được hoàn thôi.
Nếu tìm hiểu rồi, mà bạn vẫn thấy phức tạp và khó khăn quá, có thể liên hệ mình hướng dẫn hoặc bên mình sẽ làm thay cho bạn nhé.
Vì nếu tự làm thì thủ tục nhiều lúc rất phức tạp và làm bạn phát điên lên, hơn nữa, mình sẽ giúp bạn tối ưu như thế nào có lợi cho bạn nhất nhé.

Không đăng ký mst cá nhân
Nói tóm lại, nếu không đăng ký mã số thuế cá nhân thì bạn sẽ đánh mất các quyền lợi sau:
1. Khi giảm trừ gia cảnh, chỉ được giảm trừ bản thân là 11 triệu/tháng, còn giảm trừ người phụ thuộc sẽ không được giảm 4,4 triệu/tháng/người.
2. Không làm được, bản cam kết 02/CK-TNCN tạm thời không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Tức là, bạn sẽ vẫn phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%, trong khi các bạn chỉ có thu nhập tại một nơi phải khấu trừ thuế, và tổng mức thu nhập chịu thuế của bạn sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
3. Không được uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp, bạn không muốn hoặc thủ tục quá phức tạp bạn không thể tự mình quyết toán được các hồ sơ về thuế thu nhập cá nhân, thì các bạn cũng không thể uỷ quyền quyết toán thay được.
Đừng lo quá, liên hệ với mình nếu bạn khó khăn trong việc đăng ký MST cá nhân, hoặc bạn có thể tự đăng ký tại đây
4. Không được hoàn thuế thu nhập cá nhân.
3. Đối tượng đăng ký mst cá nhân
Vậy có phải ai cũng phải đăng ký mst cá nhân không, thì dĩ nhiên là không rồi
Nếu bạn đã đi làm hay có khả năng tạo ra khoản thu nhập nhất định thì sẽ cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân, điều đó có nghĩa phải đăng ký mst cá nhân, cụ thể đối tượng đăng ký mst cá nhân là:
1. Cá nhân chi trả thu nhập.
2. Cá nhân có thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Tức là phải chịu là phải đăng ký rồi, chứ chưa nói đến tính thuế thu nhập cá nhân nhé.
Đọc thêm: Các nguồn thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân
3. Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh
4. Người làm đại diện pháp luật cho công ty

Freelancer có cần đăng ký mst cá nhân không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người săn đón, vì hiện nay, có rất nhiều người đi theo và hướng tới công việc làm tự do mà không cần phụ thuộc hay chịu sự quản lý từ bất kỳ công ty hay tổ chức nào cả, đó còn được gọi là Freelancer.
Vậy làm công việc này có cần đăng ký mst cá nhân không? thì câu trả lời là “có” nhé, bởi vì khi bạn phát sinh thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là bạn sẽ phải đóng thuế rồi nè.
4. Tại sao chưa đi làm mà lại có mst cá nhân
Nhiều bạn hỏi mình là “tao chưa đăng ký mã số thuế cá nhân, mà không hiểu sao lúc tra cứu lại thấy có mã số thuế cá nhân từ lúc nào không biết”
Đó có lẽ cũng là câu hỏi của rất nhiều người, Vậy ai đã đăng ký mst cá nhân cho bạn???
Trường hợp 1: Trùng CMND (đọc thêm xử lý cmnd trùng)
Mặc dù là mỗi người chỉ được cấp 1 mã số thuế cá nhân duy nhất, tuy nhiên trên thực tế gặp phải rất nhiều trường hợp trùng CMND. Do đó để đảm bảo tính duy nhất của mst, tổng cục thuế đã ban hành công văn 2871/TCT-CNTT
nói về trường hợp “trùng CMND nhưng không khớp thông tin cá nhân của người nộp thuế liên quan”, thì sẽ được thực hiện theo công văn 4313/TCT-CNTT cụ thể là lúc đăng ký mst cá nhân bạn sẽ bổ sung thêm 3 ký tự (3 ký tự viết tắt tên tỉnh như Nam Định viết tắt là NDI, Hà Nam là HNA, Hà Nội là HAN,…)

Trường hợp 2: Bị các công ty tổ chức ăn cắp thông tin
+ CMND bị mất và các công ty tận dụng để đăng ký đưa vào chi phí cho công ty. Vì hiện nay việc cấp cmnd khá đơn giản và dễ dàng, chỉ cần có thông tin cmnd là có thể đăng ký được.
+ Lợi dụng trường hợp các sinh viên đi làm partime, tham gia game show,..đã bị doanh nghiệp lấy thông tin để đăng ký MST.
Tóm lại
Việc đơn giản hóa thủ tục nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ dàng đăng ký MST. Tuy nhiên, điều đó lại tạo kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng. Chẳng hạn chỉ cần nhặt được một bản photo CMND của người chưa đăng ký MST là DN có thể xin cấp MST để kê khai thu nhập.
Mục đích của việc kê khai khống để làm tăng chi phí lương nhằm kéo giảm lợi nhuận, từ đó giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
5. Kết lại
Khi đã đủ khả năng làm kiếm được thu nhập thì bắt buộc đóng tiền thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước, đòi hỏi bắt buộc bạn phải có mst cá nhân để nhà nước dễ kiểm soát, mà bạn cũng có thể kê khai một cách dễ dàng.
Mong những chia sẻ của mình sẽ hữu ích với các bạn, nếu còn thắc mắc gì có thể hỏi mình.
Hanna.
Leave a Reply